Tết Trung thu, nét truyền thống giữa biến thiên lịch sử- Lễ Trung thu qua từng thế kỷ IX, XX, XXI

14.11.2024

Được tổ chức vào rằm tháng tám âm lịch hàng năm, Tết Trung thu là ngày đoàn tụ, mọi người quây quần phá cỗ và cùng nhau ngắm trăng ước nguyện. Theo các bài báo những năm gần đây, Trung thu đang ngày bị mai một và đâu đấy mất đi những ý niệm truyền thống, để tìm hiểu rõ hơn liệu Tết Trung Thu có đang bị quên lãng giữa dòng chảy của nhịp sống hiện đại hay không, hãy cùng Kasaya tìm hiểu Tết Trung Thu qua từng thế kỷ nhé.

Vào thế kỷ 19
Vào thế kỷ 19,theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi. Trang trí thường có phần đơn giản với các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá. Các hoạt động thường chỉ có rước sư tử, trống, thanh la.

Sang thế kỷ 20

bước vào thời kỳ đổi mới, những mẫu đồ chơi bằng sắt tây xuất hiện, từ con bướm vẫy cánh, con thỏ đánh trống, xe kéo tay, kèn, trống, ô-tô… Tiêu biểu nhất và còn lại duy nhất đến ngày nay là tàu thủy sắt tây�. Trẻ em, đối tượng chính trong mùa trung thu thường tụ họp lại với nhau xem múa Lân, trông trăng, chong đèn , chơi đùa với trẻ hàng xóm, bày mâm cỗ quả . Có thể thấy, tuy có nhiều khó khăn trong thời kỳ bao cấp, đổi mới nhưng tinh thần vui tết trung thu, đặc biệt ở trẻ nhỏ luôn mong chờ mỗi dịp lễ trung thu để cùng vui đùa với bạn bè